Bỏ túi từ các ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THAI SẢN [Cập nhật 2022]

Đối với các chị em đang chuẩn bị sinh nở thì việc tìm hiểu thủ tục và điều kiện hưởng thai sản là vô cùng quan trọng, giúp chị em có thể tham gia các chính sách hỗ trợ người lao động nữ chuẩn bị sinh con. Đây sẽ là một việc vô cùng thiết thực, giúp chị em dễ dàng nhận được những lợi ích trong thời gian chăm sóc bé sau sinh.

Cần những gì để điều kiện hưởng thai sản
Cần những gì để điều kiện hưởng thai sản

Mục Lục

Thủ tục và quy định hưởng bảo hiểm thai sản

Căn cứ theo Điều 4, Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/10/2019 của BHXH Việt Nam thì những thủ tục hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản sẽ phải nộp lên các cơ quan có thẩm quyền như sau:

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị 2 mẫu gồm: mẫu 01B-HSB (Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản) và mẫu  D02-TS (báo giảm lao động)

Đối tượng lao động

Các trường hợp nghỉ chế độ thai sản được chia thành nhiều trường hợp cụ thể:

i. Quy định ở trường hợp lao động nữ đang đóng BHXH nhưng sinh em bé

Hồ sơ chủ yếu phải nộp là sổ BHXH, bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con. Tuy nhiên:

+Con chết sau khi sinh thì cung cấp thêm bản sao giấy chứng tử (bản sao giấy báo tử) hoặc trích lục khai tử của con, cũng có thể thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ (lao động nữ mang thai hộ) thể hiện con chết.

+Người mẹ hoặc LĐ nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì sẽ cần bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của LĐ nữ mang thai hộ.

+Người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con nhưng lại không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con phải có thêm biên bản giám định y khoa (GĐYK) của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

+Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH, người mẹ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai sẽ phải xét thêm một số hồ sơ được phân làm 3 loại: điều trị nội trú (Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai), điều trị ngoại trú (Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai), hoặc trường hợp phải GĐYK (Biên bản GĐYK)

+Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con

  • Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

ii. Quy định đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai, hồ sơ cần nộp sẽ phải phân loại ra 2 trường hợp cụ thể: 

+Điều trị nội trú sẽ cần cung cấp bản sao giấy ra viện của người lao động;

  • Nếu chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú thì bắt buộc nộp thêm bản sao giấy chuyển tuyến (bản sao giấy chuyển viện).

+Điều trị ngoại trú:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của bác sĩ điều trị. 

iii. Quy định đối với người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải nộp bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Chế độ hưởng thai sản giúp các mẹ yên tâm hơn trong quá trình nuôi con nhỏ
Chế độ hưởng thai sản giúp các mẹ yên tâm hơn trong quá trình nuôi con nhỏ

iv. Quy định chế độ thai sản cho chồng: đối với lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con về cơ bản phải nộp sổ BHXH, bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Tuy nhiên:

  • Sinh con mà phẫu thuật hoặc sinh con non dưới 32 tuần tuổi thì sẽ gồm giấy của cơ sở khám chữa bệnh cung cấp là sinh con phải phẫu thuật, sinh con non.
  • Con chết sau khi sinh thì nộp những thông tin của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ như trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện.

v. Quy định chế độ thai sản cho nam giới hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì hồ sơ cơ bản nộp là bản sao giấy chứng sinh, hoặc bản sao giấy khai sinh, hoặc trích lục khai sinh của con. Tuy nhiên:

  • Con chết sau khi sinh thì nộp thông tin của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ như tóm tắt hồ sơ bệnh án, hoặc giấy ra viện.
  • Lao động nam đồng thời đã nộp hồ sơ hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con thì có thể đăng ký hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con luôn 1 lần.

NÊN MUA BẢO HIỂM THAI SẢN Ở ĐÂU?

Dưới đây là 4 công ty có các gói bảo hiểm thai sản tương đối tốt hiện nay trên thị trường. Cùng tìm hiểu những gói bảo hiểm đến từ đâu.

BẢO HIỂM BẢO VIỆT

Quyền lợi chi trả các chi phí khi sinh nở dao động từ 21 đến 105 triệu tùy theo chương trình mà bạn tham gia. Thời gian chờ được xét là 12 tháng trước khi có thai. Biểu phí thông thường là từ 4.5 đến 7 triệu.

BẢO HIỂM LIBERTY

Bảo hiểm Liberty được chia ra làm hai gói: tiêu chuẩn và cao cấp.

  • Gói bảo hiểm tiêu chuẩn: Quyền lợi chi trả khi sinh nở là 44 triệu. Thời gian chờ được xét là 12 tháng trước khi sinh. Biểu phí thông thường là 8 triệu. Ngoài ra quyền lợi bổ sung cũng được thêm vào đó là chi phí chăm sóc bé trong vòng 30 ngày sau sinh.
  • Gói bảo hiểm cao cấp: Quyền lợi chi trả khi sinh nở là 110 triệu. Thời gian chờ được xét là 12 tháng trước khi sinh. Biểu phí thông thường là từ 10 triệu. Ngoài ra quyền lợi bổ sung cũng được thêm vào đó là chi phí chăm sóc bé trong vòng 30 ngày sau sinh.

BẢO HIỂM PVI

Quyền lợi chi trả khi sinh nở là 16 đến 20 triệu được chia theo chương trình. Thời gian chờ được xét là 60 ngày đối với biến chứng thai sản, hoặc 365 ngày đối với trường hợp sinh đẻ. Biểu phí thông thường là từ 2.5 đến 3 triệu. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục bảo hiểm thai sản hiện nay. Hy vọng có thể giúp ích được các chị em nhé.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top