[Cập nhật 2022] Quy trình xóa nợ xấu ngân hàng và cách xử lý để tiếp tục vay vốn

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn trả lãi và cả gốc lớn hơn 90 ngày theo quy định của ngân hàng

Nợ xấu là một thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã nghe nhưng hiện nay có rất nhiều khách hàng bị tổ chức tín dụng từ chối cho vay vì bị nợ xấu ngân hàng. Dù vậy, nợ xấu không có nghĩa là không được phép tiếp tục vay tiền, thực tế vẫn có cách để xóa nợ xấu ngân hàng và cách xử lý chỉ cần bạn tâm tới cách thức hoạt động để tiếp tục vay vốn về sau.

Mục Lục

Nợ xấu ngân hàng là gì? Bị nợ xấu vẫn vay được chứ?

Nợ xấu hay nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (có thể doanh nghiệp hoặc cá nhân) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết ở trong hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng rơi vào nhóm nợ quá hạn (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp phải những khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc những tổ chức tín dụng khác nhau.

Theo định nghĩa chuyên ngành của ngân hàng, nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 (nhóm dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao).

Nói một cách dễ hiểu, nợ xấu là khoản nợ quá hạn trả lãi và cả gốc lớn hơn 90 ngày theo quy định của ngân hàng. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán những khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn trả lãi và cả gốc lớn hơn 90 ngày theo quy định của ngân hàng
Nợ xấu là khoản nợ quá hạn trả lãi và cả gốc lớn hơn 90 ngày theo quy định của ngân hàng

Những lý do dẫn đến nợ xấu ngân hàng

Khách hàng hãy bỏ túi cho mình để tránh trở thành nợ xấu của ngân hàng nhé:

  • Sử dụng thẻ tín dụng nhưng mất kiểm soát dẫn đến khả năng mất thanh toán nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Mua hàng trả góp ở những siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng hạn theo cam kết trên hợp đồng vay tiền.
  • Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương hoặc chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản không đủ tiền trả nợ để phát sinh nợ quá hạn.
  • Không chấp nhận cách tính lãi của những khoản vay nên khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ dẫn đến những khoản vay bị quá hạn và chuyển thành nợ xấu…
  • Không biết hoặc quên, hay cố tình không chấp nhận những khoản phí phạt do quá hạn ngày thanh toán dẫn đến khoản phí phạt này chuyển thành khoản nợ quá hạn.

Sau khi đã có lịch sử nợ xấu thì khách hàng sẽ không thể vay thêm bất cứ một khoản vay nào ở những tổ chức tín dụng nữa. Vì đây là một tiêu chí quy định điều kiện cho vay ở các ngân hàng.

Rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến khách hàng bị nợ quá hạn
Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý

Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng

Cách xử lý nợ xấu của ngân hàng sẽ được thực hiện tuân thủ trên 2 quy định chung:

  • Quy định của ngân hàng nhà nước.
  • Quy định riêng của mỗi ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng hoặc tổ chức cho vay có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường, ngân hàng thực hiện xử lý nợ thông qua những cách sau:

Liên hệ ngay với người vay bao gồm cá nhân, tổ chức và công ty nhằm thông báo việc nợ quá hạn. Lúc này, người vay có thể trình bày tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.

Nếu người vay vẫn chưa có động thái trả nợ thì ngân hàng sẽ tiếp tục gửi thông báo đến các nơi có liên quan bao gồm: đơn vị khách hàng công tác, công ty khách hàng liên kết kinh doanh để nhờ việc hỗ trợ đòi nợ.

Một số ngân hàng sẽ bắt đầu chọn hình thức chuyển việc đòi nợ sang cho bên thứ 3 để thực hiện thay mình.

Thực hiện theo những cách trên vẫn chưa thể thỏa thuận cũng như thu hồi nợ thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng đó là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật.

Cách xử lý nợ xấu tuân theo Quy định của ngân hàng nhà nước và Quy định riêng của mỗi ngân hàng
Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý tùy mỗi ngân hàng

Cách xóa nợ xấu để dễ dàng vay tiền ở ngân hàng

Lịch sử vay vốn ở những ngân hàng sẽ được lưu toàn bộ trong hệ thống. Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho những ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp ngân hàng có thể quản lý khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay hay tình hình giải ngân và hạn chế nợ xấu.

Hệ thống CIC đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng và được chia thành năm mức:

Nợ xấu nhóm 1 Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày  Có thể xem xét vay ngay
Nợ xấu nhóm 2 Nhóm nợ cần chú ý Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng
Nợ xấu nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn     Từ 30 tới dưới 90 ngày   5 năm
Nợ xấu nhóm 4 Nợ nghi ngờ bị mất vốn  Từ 90 ngày dưới 180 ngày   5 năm
Nợ xấu nhóm 5 Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm

Đối với những khoản vay dưới 10 triệu đồng, khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức. Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với những khoản vay từ 10 triệu đồng trở lên, khách hàng vẫn nên thu xếp tài chính để tất toán ngay khoản nợ xấu bao gồm cả gốc và lãi phát sinh. Sau đó cần thông báo với cán bộ tín dụng về việc đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ quá quán. Nếu cần, bạn hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc hoàn trả nợ quá hạn và lý do khách quan phát sinh nợ xấu.

Thông tin lịch sử tín dụng của mỗi khách hàng được cập nhật định kỳ hàng tháng. Theo đúng tuần tự thì sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Từ nhóm 3 trở đi, người vay thường rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.

Bạn đã hiểu các nhóm nợ xấu ngân hàng và cách xử lý chưa? Dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế vì điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn gây khó khăn khi vay vốn. Thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với những tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top