Ở bài viết này, Camnangnganhang sẽ sát cánh cùng bạn giải đáp câu hỏi “Đòn bẩy tài chính là gì” và “công thức tính đòn bẩy tài chính” để bạn phân tích cặn kẽ giải pháp này, giúp doanh nghiệp hạn chế mức độ rủi ro nhất có thể. Theo dõi nhé!
Mục Lục
Khái niệm đòn bẩy tài chính là gì?
Chúng ta đã nhắc nhiều về thuật ngữ “đòn bẩy tài chính” rồi. Vậy cụm từ đó mang ý nghĩa gì?
Thật ra, đòn bẩy tài chính là sử dụng tiền của người khác (vay vốn) với mục đích để đem lại lợi nhuận cho mình,… việc sử dụng đòn bẩy tài chính khôn ngoan sẽ giúp mang lại nguồn lợi rất lớn.
Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại. Không phải khi nào dùng đòn bẩy tài chính cũng mang lại hiệu quả tốt cả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao 2 lưỡi, nếu vận dụng tốt thì mang lại được hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả khó lường.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về định nghĩa “đòn bẩy tài chính là gì?”
Mary sử dụng 400,000USD của mình để mua 40 mẫu đất với giá là 400,000USD. Mary không sử dụng đòn bẩy tài chính.
Sue sử dụng 400,000USD của mình và mượn thêm 800,000USD để mua 120 mẫu đất với giá là 1,200,000USD. Sue sử dụng đòn bẩy tài chính. Sue đang kiểm soát khu đất trị giá 1,200,000USD chỉ với 400,000USD từ chính tiền của mình.
Nếu giá trị bất động sản của Sue và Mary tăng lên 25% và họ bán đi. Mary lời 100,000USD (400,000$x0,25=100,000$),từ vốn 400,000USD của mình (tương đương mức lợi nhuận 25%). Sue lời 300,000USD (1,200,000×0,25=300,000$), từ vốn 400,000USD của mình (tương đương mức lợi nhuận 75%). Đó là khi Sue sử dụng đòn bẩy hiệu quả.
Trong trường hợp, bất động sản của Sue và Mary giảm 10% và họ bán đi. Thì Mary chỉ mất 40,000USD, nhưng Sue sẽ thiệt hại đến 120,000USD (tức 30% vốn đầu tư của mình).
Lợi ích của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính sẽ là một giải pháp hữu ích nếu người sử dụng khôn ngoan. Cùng tôi điểm qua một vài lợi ích mà Đòn bẩy tài chính mang lại nhé!
Duy trì hoạt động bán hàng
Thông thường các công ty sẽ sử dụng nợ vay, với mục đích bù đắp sự thiếu hụt vốn và ước muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Và kết quả từ thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính để bán hàng bất động sản thành công và thu về một khoản lợi nhuận khủng.
Đòn bẩy tài chính như một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu
Sự thành công hay thất bại đều nhờ vào sự khôn ngoan của chủ đầu tư khi lựa chọn cơ cấu tài chính, khả năng gia tăng lợi nhuận là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là công cụ được các nhà lãnh đạo ưa chuộng.
Các công ty còn sử dụng đòn bẩy tài chính như là “Lá chắn thuế”
Bởi khoản tiền lãi vay phải trả được coi là chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của tổ chức. Giúp số tiền thuế công ty phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận.
Giải pháp đòn bẩy tài chính này bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận. Đây được xem như là “Lá chắn thuế”.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A vay 600 triệu của Doanh nghiệp B với lãi suất là 10% / tháng để mua một lô hàng có giá là 1 tỷ. Như vậy Doanh nghiệp A đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp A đang kiểm soát một lô hàng trị giá 1 tỷ chỉ với 400 triệu tiền của mình. Khi đó có 2 trường hợp có thể xảy ra với doanh nghiệp A:
Trường hợp
Doanh nghiệp A bán lô hàng trong vòng 1 tháng với giá bán tăng 25% doanh nghiệp A đã thu về:
1 (tỷ) x 25 % = 250 triệu
Tiền lãi vay phải trả cho doanh nghiệp B:
600 (triệu) *10 % =60 (triệu)
Như vậy doanh nghiệp A thu về (250 – 60) = 190 triệu chỉ trong 1 tháng chỉ với 400 triệu của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp A chỉ dùng 400 triệu của mình thì trong 1 tháng doanh nghiệp A thu về:
400 (triệu) x 25% = 100 triệu
Như vậy doanh nghiệp A chỉ thu về 100 triệu trong 1 tháng nếu chỉ sử dụng 400 triệu của mình mà không sử dụng vốn vay của doanh nghiệp B.
Tiếp theo hãy cùng tôi tìm hiểu xem tầm ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với tỷ suất lợi nhuận và thu nhập một cổ phần như thế nào nhé!
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (DFL) lên tỷ suất lợi nhuận ROE và thu nhập một cổ phần EPS
Chỉ số ROE là gì?
Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.
Cổ phần EPS là gì?
Thu nhập trên mỗi cổ phần trong tiếng Anh gọi là Earning per share, viết tắt là EPS. Đó là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường.
Như bạn biết đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp.
Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ hình thức thanh toán t/t.
Khi đòn bẩy tài chính cao, thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi.
Từ đây này chúng ta có được một công thức khác về tỷ lệ thay đổi của ROE:
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?
Đây được coi như công cụ thăm dò khả năng tự chủ tài chính của một doanh nghiệp cũng như mức độ hiệu quả khi doanh nghiệp triển khai phương án dùng công thức đòn bẩy tài chính
Vì lý do này mà đôi khi công thức này không phản ánh được khách quan tình hình tài chính tại cả thời kỳ của doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi sử dụng công thức đòn bẩy tài chính
- Khi chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng hoặc nếu như chủ đầu tư tính toán sai khiến việc mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.
- Việc lựa chọn nguồn vốn cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu vay vốn với lãi suất cao thì lợi nhuận sẽ giảm, cùng lúc đó nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ làm cho nhà đầu tư điêu đứng. Hãy lựa chọn các tổ chức tài chính đang có chương trình vay vốn ưu đãi.
- Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính như một “liều thuốc kích thích” với hy vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, có thể mang lại lợi nhuận rất cao cũng có thể mang lại rủi ro. Chính do đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi dùng nó để đầu tư sinh lời.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ giúp tăng lợi nhuận hiệu quả. Điều này là không thể phủ nhận. Việc của bạn chính là hiểu thật cặn kẽ, thật chi tiết những thông tin liên quan đến đòn bẩy tài chính là gì.
Đồng thời “mài dũa” những ý tưởng, kế hoạch thật hoàn hảo để “bóc lột” triệt để chiếc đòn bẩy này nhé!
Bài viết hay quá ad ơi!