[Cập nhật 2022] Lưu ý quy định, thủ tuc, thời hạn của CMND và thẻ CCCD

Thẻ CCCD được cấp khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

Hiện nay có những thông tin cho rằng từ năm 2020 người dân phải đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ căn cước công dân (CCCD) dù có rất nhiều trường hợp mặc dù CMND chưa hết hạn. Vậy câu hỏi được đặt ra là thời hạn của CMND là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục Lục

Chứng minh nhân dân là gì?

Điều 1 Nghị định 03/VBHN-BCA đã quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân cho cơ quan Công an có thẩm quyền chứng minh về đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định. Điều này nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong việc đi lại và thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân
CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân

Quy định về thời hạn của CMND (Chứng minh nhân dân)

Căn cứ theo quy định ở Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ Công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND đã được quy định như sau:

Thời hạn sử dụng cmnd là 15 năm, mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có thay đổi hoặc bị mất CMND thì sẽ được làm thủ tục đổi, cấp lại giấy CMND khác thì số được ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi ở trên CMND đã cấp.

Đối với những trường hợp thời hạn chứng minh thư đã hết, công dân hãy tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với những tỉnh thành đã cấp CCCD. Hoặc thực hiện đổi CMND mới cho những tỉnh/thành phố chưa cấp CCCD.

CMND có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp
Thời hạn sử dụng CMND là 15 năm kể từ ngày cấp

Việc đổi chứng minh nhân sang thẻ căn cước công dân có bắt buộc không?

Theo khoản 2 Điều 38 Luật CCCD quy định CMND được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Như vậy, CMND được cấp trước ngày 01/01/2020 hiện vẫn còn giá trị sử dụng, việc chuyển từ CMND sang CCCD là điều chưa bắt buộc. Nếu công diện vẫn chưa có nhu cầu thì hoàn toàn có thể sử dụng CMND như hiện hành.

Trong trường hợp bạn muốn đổi từ CMND sang thẻ CCCD thì CMND cũ được cắt góc và trả lại cho công nhân. Do đó, dù đã được cấp thẻ CCCD hay chưa? Bạn vẫn có thể sử dụng CMND cũ để xuất trình và đối chiếu khi làm thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục hành chính liên quan đến CMND cũ.

Những trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Theo điều 23 Luật CCCD quy định thẻ CCCD được đổi trong những trường hợp sau:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính và quê quán;
  • Có sai sót về thông tin ở trên thẻ Căn cước công dân;
  • Hoặc khi công dân có yêu cầu.

Thẻ Căn cước công dân sẽ được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Thẻ CCCD được cấp khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
Thẻ CCCD được cấp khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

Thời hạn sử dụng thẻ CCCD

Không giống như hạn sử dụng của CMND, thời hạn của thẻ CCCD được in trực tiếp ở trên thẻ trên nguyên tắc sau:

  • Thẻ CCCD được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi hoặc cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Trên đây là giải đáp những thắc mắc về thời hạn của CMND là bao lâu? Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích và thú vị mà chúng tôi đã gửi đến bạn đọc. Hãy lưu lại và sử dụng ngay khi cần thiết nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top