CÁCH TÍNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI [Cập nhật 2022]

Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Bảo hiểm xã hội là trụ cột góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Do đó, mọi người luôn đòi hỏi về sự minh bạch và rõ ràng khi phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây có phân tích một số thông tin giúp mọi người hiểu hơn về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020

Mục Lục

BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?

Bảo hiểm xã hội như là một sự đảm bảo giúp người đóng bảo hiểm xã hội có thể được bù đắp một phần thu nhập do họ không còn có khả năng đi làm. Dựa trên số tiền người lao động thực hiện đóng hàng năm, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời giúp góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, bạn có thể tra cứu bảo hiểm xã hội tại nhà mà không cần đến 

Khái niệm bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội góp phần xây dựng an sinh xã hội

Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Hầu như tổ chức, công ty, cơ quan đều phải có nghĩa vụ hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Mỗi người lao động sẽ đều có một quyển sổ bảo hiểm xã hội riêng để thực hiện đóng vào khi đi tham gia lao động.

MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BAO NHIÊU?

Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ chia làm 2 kiểu: mức đóng BHXH bắt buộc và mức đóng BHXH tự nguyện.

Mức đóng BHXH
Tổng quan về bảo hiểm xã hội Việt Nam

MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động được xác định theo công thức:

Mức đóng hàng tháng = Mức lương tháng đóng BHXH x Tỷ lệ trích đóng BHXH

Trong đó:

  • Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ vào việc người lao động thuộc đối tượng nào:

+ Nếu là người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác (nếu có).

+ Trong trường hợp bạn là người thực hiện chế độ tiền lương được quyết định bởi người sử dụng lao động, thì mức lương tháng đóng BHXH sẽ có chút thay đổi, bao gồm là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Bạn cần đặc biệt lưu ý thêm đó là mức lương cho một tháng đóng BHXH bắt buộc sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở theo khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Ngoài ra, bạn sẽ thấy được mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH còn phụ thuộc vào trình độ của người lao động như:

Mức lương ảnh hưởng đến mức BHXH
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội

Dựa theo những căn cứ được quy định nêu trên, người lao động sẽ có mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 bắt buộc hàng tháng như sau:

Ảnh hưởng của vùng
Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội

MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bất cứ ai là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có nêu rõ mức đóng hàng tháng sẽ bằng  22% nhân với mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Theo đó, mức thu nhập tháng do người tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ dao động thấp nhất sẽ ngang với mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất tương đương là 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Cụ thể, theo Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, mức thu nhập tháng thấp nhất có thể tham gia BHXH tự nguyện là 700.000 đồng và cao nhất là 29,8 triệu đồng (mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng)

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 tự nguyện hàng tháng của người lao động như sau:

Mức đóng bảo hiểm tự nguyện

CÁCH TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Theo thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH 1 lần cụ thể như sau: 

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

(Mbqtl: Mức lương bình quân tháng)

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.

Một số lưu ý:

  • Trong trường hợp, bạn chưa đủ 1 năm mà đã ngừng đóng BHXH thì mức hưởng sẽ có giá trị tương đương bằng số tiền đã đóng, mức tối đa có thể nhận được sẽ bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.
  • Nhiều trường hợp các bạn có thời gian tham gia BHXH bị lẻ thì bạn sẽ được tính tròn 1 năm nếu khoảng thời gian bạn đóng BHXH là từ 7 đến 11 tháng; tính nửa năm nếu khoảng thời gian bạn đóng BHXH là từ 1 đến 6 tháng.
  • Điểm chú ý cuối cùng đó là mức hưởng BHXH một lần sẽ không được bao gồm số tiền Nhà nước đã hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện như nhiều người nghĩ, trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo.

Trên đây là một số điều cơ bản mà bạn nên nắm được về mức đóng bảo hiểm xã hội. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về BHXH.

Đánh giá bài viết
Back To Top