Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì? Lợi ích khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip? Quy trình làm thẻ công dân gắn chíp?

Mặt trước thẻ căn cước công dân gắn chíp

Hiện nay, thẻ căn cước công dân gắn chíp đang được nhiều bạn quan tâm, chúng ta sẽ giải đáp tất tần tật về thẻ công dân gắn chip trong bài viết dưới đây

Mục Lục

1. Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì?

  • Thẻ căn cước công dân có gắn chíp còn gọi là thẻ căn cước điện tử, đang được nhiều quốc gia sử dụng, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân.
  • Được sản xuất bằng chất liệu nhựa, về nội dung, ngoài ngôn ngữ tiếng Việt sẽ sử dụng thêm ngôn ngữ tiếng Anh trên thẻ căn cước điện tử

Mặt trước thẻ căn cước công dân gắn chípMô phỏng mặt trước thẻ CCCD gắn chíp

2. Căn cước công dân gắn chíp bao giờ được triển khai ?

  • Bắt đầu từ tháng 1/2021, công dân có thể tới công an tỉnh, cấp huyện mình sinh sống để làm thẻ căn cước công dân gắn chip

3. Ai được làm thẻ căn cước công dân gắn chíp?

  • Là công dân Việt Nam và đủ 14 tuổi trở lên

thẻ căn cước công dân mặt sau

Mô tả thẻ mặt sau CCCD gắn chíp

4. Ai phải đổi sang căn cước công gắn chíp

  • chỉ những người có cmnd/cccd hết hạn/mất/hỏng thì phải đổi cccd gắn chíp, hoặc nếu bạn có nhu cầu đổi thẻ căn cước căn cước thông tin gắn chíp
  • Nếu bạn đang sử dụng thẻ cccd mã vạch, hoặc cmnd 9 số, 12 số còn thời hạn và không muốn đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường

=> khi cccd gắn chíp được đưa vào sử dụng, thì sẽ có đồng thời 4 mẫu căn cước có cùng hiệu lực, giá trị sử dụng gồm: cmnd 9/12 số, cccd mã vạch, cccd gắn chíp

5. Đổi sang cccd gắn chíp người dân được lợi gì ?

  • Tích hợp nhiều thông tin
  • liên kết với BHYT, BHXH
  • không cần mang nhiều loại giấy tờ để thực hiện các giao dịch như trước
  • không tốn thời gian, chi phí công sức chứng thực giấy tờ như trước
  • Có mức độ bảo mật cao, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính, đảm bảo độ tin cậy trong các giao dịch
  • Dữ liệu trên chip có thể truy cập ngay lập tức mà không cần mạng internet

6. Đổi sang cccd gắn chíp, có cần làm lại giấy tờ khác?

  • Đổi sang cccd gắn chíp không ảnh hưởng đến giấy tờ khác
  • không phải làm lại giấy tờ khác
  • Vẫn được giao dịch bằng số cccd trước đây mà không có bất kỳ phiền phức nào

7. Làm mất cccd gắn chip có sao không

  • theo bộ công an, mức độ bảo mật của chíp rất cao, thông tin định danh trên thẻ không thể thay đổi, không thẻ giả mạo được. Nên mất thẻ cũng không ảnh hưởng gì

8. Hồ sơ để làm căn cước công dân gắn chíp

  • Giấy tờ tùy thân: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân

9. Lệ phí làm căn cước công dân gắn chíp là bao nhiêu?

  • Từ 1/1/2021 – 30/6/2021: Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang thẻ CCCD gắn chíp thu 15.000 đồng một thẻ CCCD. Từ 1/7/2021 thu 30.000 đồng một thẻ CCCD.
  • Từ 1/1/2021 – 30/6/2021: Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được sang thẻ CCCD gắn chíp thu 25.000 đồng một thẻ CCCD. Từ 1/7/2021 thu 50.000 đồng một thẻ CCCD.
  • Từ 1/1/2021 đến hết 30/6/2021: Cấp lại thẻ CCCD gắn chíp khi bị mất thẻ CCCD cũ, thu 35.000 đồng một thẻ CCCD. Từ 1/7/2021 thu 70.000 đồng một thẻ CCCD.

=> Nếu có nhu cầu, công dân nên làm thẻ căn cước công dân gắn chíp trước 1/7/2021

10. Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở đâu?

  • Bạn có thể đến công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú để làm căn cước công dân gắn chíp
  • Riêng với trường hợp yêu cầu cấp lại thẻ căn cước công dân do bị mất, thẻ bị hư hỏng thì có thể đến bất kỳ công an tỉnh nào để cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chíp

11. Sau khi làm thẻ căn cước công dân gắn chíp thì bao nhiêu ngày nhận được ?

  • Tại thành phố, thị xã, thời hạn cấp mới và đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân gắn chíp không quá 7 ngày làm việc. Đối với trường hợp cấp lại thì không quá 15 ngày làm việc
  • Tại các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc

12. Căn cước công dân gắp chíp có kiểm soát, theo dõi cá nhân không

  • Bộ công an khẳng định chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị theo dõi để xác định vị trí của công dân, việc tích hợp chip, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin

13. Hướng dẫn quy trình làm căn cước công dân gắn chíp cho người mới

  • Bước 1: Công dân đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp căn cước công dân và xuất trình giấy tờ tùy thân
  • Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra đối chiếu giấy tờ công dân xuất trình với cơ sở dữ liệu của công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia, để xác định chính xác người cấp thẻ, sau đó cán bộ nhập thông tin về đặc điểm nhận dạng của công dân
  • Bước 3: cán bộ tiến hành chụp ảnh, thu vân tay bằng máy
  • Bước 4: cấp giấy hẹn kết quả, giải quyết cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân
  • Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn được cấp

14. Hướng dẫn đổi, cấp lại thẻ công dân gắn chíp cho người đã có CMND và CCCD mã vạch

  • Tương tự quy trình làm thẻ công dân gắn chíp cho người mới. Thẻ CMND, CCCD cũ sẽ được cắt góc trả lại cho người dân, hoặc thu nếu thẻ cũ đã bị hư hỏng, không còn nhìn rõ
Đánh giá bài viết

One thought on “Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì? Lợi ích khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip? Quy trình làm thẻ công dân gắn chíp?

  1. E muốn làm cccd chíp ở Thủ Đức ai làm chưa, cho e xin kinh nghiệm với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top